Gạch mosaic có nhiều ưu điểm nổi bật như: vật liệu đa dạng, bền chắc, nhiều màu sắc nổi bật, tính thẩm mỹ cao… Và chúng có thể ứng dụng ở nhiều khu vực như bể bơi, nhà bếp, nhà vệ sinh… Dù là ở đâu, gạch mosaic đều tạo cho không gian sử dụng vẻ đẹp sang trọng, tinh tế… Vì vậy, giờ đây chúng trở thành một xu hướng mà không một công trình cao cấp nào muốn bỏ lỡ.

Vậy lựa chọn gạch Mosaic như thế nào cho phù hợp?

Đối với những khu vực bếp, WC, nhà tắm: Nên lựa chọn những mẫu mosaic bóng, kích thước vừa phải không nên dùng những mẫu mosaic quá nhỏ dẫn đến kho vệ sinh, dễ đóng bụi bẩn vào từng ron gạch gây ra mất thẩm mỹ.

Những khu vực như quầy bar, vách cong, cột: nên lựa chọn những mẫu có kích thước hạt nhỏ lên vỉ sẽ dễ dàng thi công các vách cong, cột tròn, quầy bả tạo nên sự mềm mại đặc sắc cho không gian.

Khu vực hồ bơi, bể cá: Nên lựa chọn những mẫu mosaic thuỷ tinh hoặc mẫu mosaic men rạn, những mẫu này có khả năng chống thấm tốt. Hơn thế nữa, những mẫu mosaic này có màu sắc đặc biệt phù hợp tạo nên những bể nước long lanh đẹp mắt.

Phương pháp thi công gạch mosaic

Quy trình thi công gạch mosaic gồm 6 bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu 

  • Vật liệu ốp lát: Số lượng gạch mosaic phải đủ, đúng, ghi rõ chủng loại, kích thước, màu sắc. Viên gạch mosaic nguyên vẹn, không nứt vỡ, sạch, khô và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượn
  • Vật liệu gắn kết: Vữa xi măng cát, keo dán gạch và chít gạch, vữa dán gạch… Các loại vật liệu gắn kết này phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với lớp nền.

Bước 2: Chuẩn bị lớp nền. Lớp nền là lớp có bề mặt dùng để ốp lát. Lớp nền cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Bề mặt: Bằng phẳng, chắc chắn, ổn định.
  • Kết cấu bên trong: Không lẫn tạp chất, kết dính tốt với gạch mosaic.

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ 

  • Dụng cụ gồm bay răng cưa, xô đựng, súng bắn keo (nếu sử dụng keo hai thành phần).

Bước 4: Tiến hành ốp lát

Trong quá trình thi công gạch mosaic không thể tránh khỏi việc cắt gạch. Cắt gạch trong các trường hợp:

  • Bề mặt thi công không vừa với vỉ gạch, viên gạch.
  • Cắt gạch để tạo hình trang trí trên bề mặt ốp lát.
  • Cắt gạch ở những chỗ cong, góc, chỗ có ống thoát nước…

Nên hạn chế cắt gạch mosaic trong quá trình thi công để đảm bảo tốt nhất việc giữ nguyên kết cấu viên gạch. Điều này đòi hỏi người thợ thi công phải tính toán một cách hợp lý và chuẩn xác nhất.

Ốp đúng kỹ thuật theo quy trình: trát vữa lên bề mặt -> gắn gạch -> làm chắc viên gạch -> làm sạch vữa trên bề mặt gạch.

Bước 5: Chà mạch ốp lát

Chèn mạch lát sau khi gạch đã kết dính với lớp nền và đảm bảo về sinh sạch sẽ bề mặt gạch.

Chít mạch đúng kỹ thuật theo quy trình: vệ sinh kẽ gạch -> trộn keo chít mạch -> trát keo vào mạch -> làm sạch phần keo thừa.

Bước 6: Bảo dưỡng mặt ốp lát

Che chắn cẩn thận và tránh va chạm khi lát ốp chưa khô hẳn. Chờ 2 giờ để keo khô và lau lại bề mặt bằng vải sạch.

Tiến hành chống thấm với các bề mặt tiếp xúc nhiều với nước như bể bơi, nhà tắm, nhà vệ sinh.

Lưu ý khi thi công gạch mosaic

Để công trình ốp lát gạch mosaic được đẹp, bền và không ảnh hưởng đến những yếu tố khác, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ hoặc dư lượng gạch cần thiết: Đảm bảo quá trình thi công không bị gián đoạn.
  • Hoàn thành các công việc liên quan trước khi thi công: Để tránh việc thi công mới làm ảnh hưởng đến chất lượng mặt ốp lát.
  • Chú ý đến các trang thiết bị có liên quan đến bề mặt ốp lát: Đảm bảo các đường dẫn nước, điện, khí đốt hoàn thiện và chắc chắn trước khi ốp lát.
  • Không sử dụng vật liệu gắn kết bị đóng rắn: Chỉ nên sử dụng trong vòng 2 – 4 tiếng kể từ khi trộn vật liệu gắn kết.
  • Tránh cắt gạch nhiều khi thi công: Vì nó có thể làm cho bề mặt ốp lát không được đẹp. Nếu bắt buộc phải cắt gạch thì dùng những viên gạch bị cắt đó ở vị trí khuất.
  • Sắp xếp hoa văn phù hợp: Đối với gạch mosaic có hoa văn cần lựa chọn các viên gạch gần nhau có màu sắc, độ bóng phù hợp, đường vân hài hòa và tốt nhất theo theo ý kiến của kiến trúc sư thiết kế.
  • Chống thấm: Tiến hành chống thấm với các bề mặt tiếp xúc nhiều với nước như bể bơi, nhà tắm, nhà vệ sinh.

Liên hệ